Hà Tĩnh: Tích cực phối hợp với cơ sở triển khai tập huấn pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên, tuyên truyền viên
18/08/2022
Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 25/01/2022 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2022, thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”, Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023” và Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”, trong tháng 7 và tháng 8 năm 2022, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã tích cực phối hợp với cơ sở triển khai tập huấn pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên, tuyên truyền viên.
Lạng Sơn: Ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân trên địa bàn thay đổi rõ sau 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật
18/08/2022
Ngày 20/6/2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật . Một trong những mục tiêu quan trọng của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật là xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Sau 10 năm thực hiện Luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bình Thuận: Sở Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ phối hợp tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở có hiệu quả trong 05 năm (2018-2022)
11/08/2022
Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do đó, công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở luôn được các ngành, đoàn thể quan tâm, chú trọng thực hiện. Để nâng cao hiệu quả công tác này, thời gian qua, ngành Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể khác tích cực triển khai các hoạt động PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, trong đó phải kể đến Hội Liên hiệp phụ nữ.
Đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là cần thiết để tăng cường quản lý nhà nước ở cấp cơ sở và đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
10/08/2022
Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương. Năm 2022, để triển khai thực hiện kịp thời lĩnh vực này, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 28/02/2022 về công tác hòa giải ở cơ sở và cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Kế hoạch xác định nhiều nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu về đổi mới công tác PBGDPL đề ra tại Kết luận số 80-KL/TW, Quyết định số 1521/QĐ-TTg và Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg…, trong đó có nhiệm vụ tập huấn, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu thực hiện công tác chuẩn tiếp cận pháp luật. Trong giai đoạn 2021-2025, tiêu chí thành phần về tiếp cận pháp luật không chỉ tiếp tục được kế thừa và thực hiện trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới mà còn được bổ sung mới vào Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao.